Giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm mô hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm diễn ra trong 02 ngày 21/12 đến ngày 22/12/2024 đến tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, do ông Võ Chí Hữu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh làm Trưởng Đoàn, cùng 15 thành viên là các vị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành, Thanh Bình, Cao Lãnh và 3 vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, phát huy nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới gắn với nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Đồng Tháp tổ chức Đoàn học tập kinh nghiệm diễn ra trong 02 ngày 21/12 đến ngày 22/12/2024 đến tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, do ông Võ Chí Hữu, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh làm Trưởng Đoàn, cùng 15 thành viên là các vị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện Tháp Mười, Lai Vung, Châu Thành, Thanh Bình, Cao Lãnh và 3 vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.
Ngày 21 tháng 12 năm 2024, Đoàn được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh hướng dẫn đến xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh (Xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019) thăm mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp Long Khánh, do ông Ngô Văn Đệ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành. Hợp tác xã có 81 xã viên; đang vận hành 17 ao nuôi tôm công nghệ cao trong tổng diện tích 10ha, quy trình nuôi tôm công nghệ cao kiểm soát được lượng thức ăn, môi trường và cả sức khỏe con tôm theo hệ thống hoàn toàn tự động. Do không ô nhiễm môi trường nên không gây tổn hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là nhân công đang làm việc trong khu nuôi. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, mặc dù chi phí cao, song cho ra sản lượng cao, sản phẩm sạch, bán được giá cao hơn giá thị trường nên giúp Hợp tác xã thu lợi nhuận thấp nhất từ 1-4 tỷ đồng/vụ nuôi.
Hợp tác xã được Hội công nghiệp môi trường Việt Nam chứng nhận đạt danh hiệu Top 100 doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững năm 2024. (giai đoạn 2016-2020)
Ngày 22 tháng 12 năm 2024, Đoàn đến xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, học tập kinh nghiệm mô hình phát huy tốt vị trí vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tuyên truyền, vận động nhân dân vùng đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà Nước, nhất là hộ gia đình “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Khu dân cư tự quản”, mô hình “Tuyến đường kiểu mẫu”, “Thắp sáng đường quê”; mô hình “Tương tế giúp đỡ người khó khăn”...
Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Mặt trận Tổ quốc từ tỉnh đến xã thuộc tỉnh Sóc Trăng đã phát huy hiệu quả vai trò của người có uy tín làm nòng cốt tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần tích cực xã Đại Tâm công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu vào ngày 04/01/2024 vừa qua.
Qua quá trình giao lưu, học tập lẫn nhau về mô hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng, các thành viên trong Đoàn có thêm nhiều kiến thức bổ ích nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động Nhân dân, nhất là phát huy vai trò người có uy tín trong địa phương. Với những kinh nghiệm lĩnh hội qua thực tiễn, sẽ được chia sẻ trong hệ thống MTTQ các cấp của tỉnh Đồng Tháp, nhằm giúp cho cán bộ MTTQ nghiên cứu, vận dụng linh hoạt, sáng tạo phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tham gia xây dựng Nông thôn mới và Nông thôn mới nâng cao trong thời gian tới.
Kim Thoa